Cường độ âm thanh (Gain – G)
19 Tháng Sáu, 2023
Một môi trường âm thanh trong phòng được gọi là đạt chuẩn, được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí điển hình đó là thời gian âm vang (RT), độ trong rõ của lời nói (C50), cường độ âm (Gain – G) và độ lan truyền khuếch tán của sóng âm.
Định nghĩa cường độ âm thanh
Cường độ âm thanh – G (đơn vị dB) là phép đo mức độ mà một căn phòng khuếch đại âm thanh từ một nguồn âm so với phép đo trong phòng thí nghiệm không có phản xạ âm thanh.
Cường độ âm thanh chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi:
- Khả năng hút âm của phòng
- Khoảng cách giữa nguồn âm và người tiếp nhận
Do vậy, phòng bị vang sẽ có mức độ ồn lớn hơn phòng được xử lý âm học bằng các vật liệu hút âm. Cường độ âm thanh giảm khi khoảng cách từ nguồn âm tăng lên. Thiết kế của phòng (hình dạng, nội thất, bề mặt nội thất…) làm ảnh hưởng đến phạm vi mà cường độ âm thanh giảm giữa các khoảng cách.
Cách đo Cường độ âm thanh
Thông thường Cường độ âm thanh được đo bằng các dải quãng tám, thường là 125 – 4000 Hz. Ta tính cường độ âm thanh bằng cách lấy giá trị trung bình đo được (=giá trị trung bình được tính toán) cho một số vị trí máy thu (micrô) – thường là 5 vị trí trong phòng thông thường.
Phép đo Cường độ cho biết mức âm thanh trong phòng thực so với mức âm thanh trong phòng không phản xạ có cùng nguồn âm thanh ở khoảng cách 10 mét tính từ nguồn âm thanh. Phép đo cho thấy hiệu ứng phản xạ trong phòng đối với mức âm thanh.
Lấy ví dụ:
SPL* trong phòng thực = 70 dB
SPL* trong phòng không có tiếng vang = 60 dB
G = 70 dB – 60 dB = 10 dB
(* SPL = Cường độ âm thanh)
Phòng thực Phòng không đội âm
Khi sử dụng nguồn âm thanh đẳng hướng (nguồn âm thanh đẳng hướng là khi loa phát ra cùng một lượng năng lượng âm thanh theo mọi hướng) mà đã biết mức công suất âm thì cường độ âm G có thể tính được theo công thức
G = Lp – Lw + 31 dB
Trong đó:
Lp là mức áp suất âm đo được tại từng điểm của phép đo
Lw là mức công suất âm của nguồn âm thanh
Mức công suất âm của nguồn được đo theo ISO 3741 (TCVN 10615-1:2014)
Bạn muốn cường độ – G cao hay thấp?
Trong một phòng với độ ồn cao và là nơi bạn muốn tạo nên môi trường âm thanh yên tĩnh
=> Bạn muốn cường độ hay giá trị G thấp
Trong một phòng chức năng ví dụ như hội trường dành cho biểu diễnhòa nhạc hoặc giảng đường lớn hơn bạn muốn âm thanh chạm tới mọi vị trí người nghe.
=> Trong trường hợp này bạn không muốn giá trị cường độ quá thấp
Cường độ hoặc giá trị G phù hợp sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và công năng của khu vực áp dụng, ví dụ các lớp học có thể phụ thuộc vào phương pháp dạy và học, giảng đường sẽ có yêu cầu giá trị G khác lớp học nhỏ.
Trong một lớp học kích thước thông thường (không qua dài hoặc rộng) bạn có đủ âm thanh trực tiếp truyền đến tai người nghe và nguy cơ có cường độ âm thanh quá thấp thường không phải vẫn đề.